BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930- 14/10/2024)
Ngày 14/10/2024

Media/177_QuangMinh/FolderFunc/202410/Images/nd2024-20241014071301-e.jpg

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BCH HND HUYỆN KIẾN XƯƠNG

BCH HND XÃ QUANG MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

 
 
 

Quang Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2024

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

(14/10/1930- 14/10/2024)

           Kính thưa: Các đồng chí cán bộ, hội viên, cùng toàn thể nhân dân trong xã.

          Đầu năm 1930 sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ chiếm 9% tổng số chủ ruộng nhưng lại sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác, tiểu nông chiếm trên 90% tổng số chủ ruộng nhưng lại chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có ruộng đất. họ bị bóc lột dã man bởi  (tô -  tức -  thuế).

Đời sống nông dân thời pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Song chính trong sự áp bức, bóc lột tàn bạo của Thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù giai cấp, bằng những kinh nghiệm trực tiếp của mình, giai cấp nông dân đã tiến từng bước giác ngộ chính trị. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập - dân tộc, vì quyền lợi của người lao động .

Nguyễn Aí Quốc người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Từ lâu người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn đường Kách mệnh (1937) Người đã đặt vấn đề nông dân việt nam muốn thoát khỏi ách bức, bóc lột thì phải tổ chức nhau lại. Vì vậy người đã giành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của (tổ chức dân cày) vạch rõ nguồn gốc đói nghèo, đau khổ của nông dân Việt Nam chính là do sự áp bứ, bóc lột tàn nhẫn của đế quốc, phong  kiến và bè lũ tay sai, vì vậy (nếu dân cày An nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng thì phải tổ chức nhau lại kiếm đường giải phóng. Giai cấp nông dân cần phải có tổ chức riêng của mình là hội dân cày nhưng trong tình hình hiện nay chưa nên gọi là hội dân cày, mà nên gọi là (Phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa).

Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX. Tổ chức Nông hội đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1939, Ban Chấp hành tổng nông hội Nghệ An ra đời. Dưới sự lãnh đạo của (xứ ủy Trung kỳ). Ngày 10/12/1939 ở thành phố (Vinh - Bến Thủy) và một số vùng ở (Nghệ An) rải truyền đơn kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia các tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản. Kêu gọi dân cày gia nhập nông hội theo Đảng đấu tranh đòi bỏ (thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu)…Tiếp theo nhiều tổ chức nông hội đỏ được thành lập ở (Thái Bình, Hà nội, Hải phòng và các tỉnh Trung kỳ, Nam kỳ).

Đầu năm 1930 hội nghị hợp nhất thành lập Đảng cộng sản được tổ chức tại (Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc). Trong sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Aí Quốc dự thảo, được hội nghị hợp nhất thông qua ngày 03/02/1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân (Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm Cách Mạng thổ địa. đánh đổ bọn đại - địa chủ và phong kiến) đồng thời Đảng nhấn mạnh (Nông dân là lực lượng to lớn của Cách Mạng), vì vậy phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đấu tranh giành Độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương. Các tổ chức nông hội cấp cơ sở được hình thành ở (Nam Kỳ, Trung kỳ). Đặc biệt là ở (Nghệ Tĩnh). Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ từ tháng 5/1930 đến tháng 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông dân …

Trên cơ sở đó; Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành TW Đảng họp trong tháng 10/1930 tại (Hương Cảng) đã thông qua bản luận cương Chính trị. Trong đó nêu rõ (Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở Đông Dương, hơn 90% họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu) và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và bênh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa Cách Mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được. Cùng với việc thông qua luận cương chính trị hội nghị còn ra Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của hội nghị. Một trong các quyết định đó là (phải chỉnh đốn nông hội lại cho có hệ thống theo Điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương tổng nông hội) .

Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc. Người chủ trương thành lập (Nông hội đỏ) tổ chức để tập hợp nông dân, sau này thể theo nguyện vọng chính đáng của giai cấp nông dân Việt Nam. Căn cứ vào vai trò, vị trí, tổ chức (nông hội đỏ) lúc bấy giờ, ngày 17 tháng 01 năm 1991 Bộ chính trị, BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam quyết định lấy ngày 14/10/1930 làm ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam ..94 năm ra đời, hoạt động và trưởng thành trong các thời kỳ vẻ vang của dân tộc. Hội Nông dân với nhiều tên gọi khác nhau (Nông hội đỏ) năm 1930, (Hội tương tế ái hữu) năm 1936, (Hội nông dân phản đế) năm 1939, (Hội nông dân cứu quốc) năm 1941, (Hội nông dân tập thể) năm 1979 và từ năm 1988 đến nay là Hội nông dân Việt Nam. Dù với tên gọi khác nhau để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình thực tế trong từng giai đoạn nhưng bản chất Cách Mạng và mục tiêu lý tưởng của hội không hề thay đổi. Được ĐCSVN và Bác Hồ chăm lo xây dựng. Hội nông dân đã ngày càng lớn mạnh, giai cấp nông dân luôn một lòng, một dạ đi theo con đường, mục tiêu lý tưởng của Đảng và  Bác Hồ đã chọn. Thường xuyên liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức, dũng cảm kiên cường đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm, là lực lượng to lớn góp phần trong sự thành công của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc…

Cùng ra đời, thành lập với hội nông dân trong tỉnh, trong huyện. Hội nông dân xã được thành lập và sớm giác ngộ Cách mạng. Hội đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược (vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, vừa đóng góp sức người sức của để chi viện giải phóng Miền nam. Hưởng ứng theo lời hiệu triệu của Bác Hồ (không có gì quý hơn độc lập tự do) đã luôn luôn thôi thúc trong tâm trí của mỗi người dân Quang Minh, nông dân trong xã đã phát huy truyền thống, lao động cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động, sản xuất, thâm canh tăng vụ và kiên cường, khắc phục chống chọi với thiên tai dịch bệnh, ra sức thực hiện các phong trào thi đua (mỗi người làm việc bằng hai - tất cả vì Miền nam ruột thịt - tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược - vững tay cày, chắc tay súng - hậu phương thi đua với tiền phương) đã cuốn hút hàng ngàn hội viên hưởng ứng thi đua. Đại bộ phận nam giới ra mặt trận đánh giặc, phần công việc ở hậu phương đều do các chị em phụ nữ đảm nhiệm, vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Khi những trái bom của giặc Mỹ rơi xuống hòng hủy diệt đồng quê Thái Bình thì chính là lúc (Bài ca 5 tấn hùng tráng vang lên - 5 tấn thóc để góp phần đánh Mỹ), cũng từ đây hình ảnh chị hai 5 tấn - cô gái Thái bình là biểu tượng sáng ngời của người con gái Việt nam anh hùng được vang dội khắp 5 châu, 4 biển.

94 năm qua hoạt động qua các thời kỳ Cách mạng, hội nông dân xã nhà không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của hội nông dân huyện Kiến Xương, của Đảng bộ xã Quang Minh và sự tạo điều kiện của chính quyền, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện cho hội bằng cả vật chất lẫn tinh thần, giúp cho hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội ngày  thêm vững mạnh, đóng góp vào lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam đáp ứng với yêu cầu, sự nghiệp đổi mới…

          Đến nay toàn xã có gần 1000 hội viên, sinh hoạt ở 5 chi hội trong xã. chất lượng sinh hoạt ở các chi, tổ hội ngày càng có sự chuyển biến về mặt tổ chức. Công tác kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội từng bước được phát huy ở cơ sở. Các hoạt động tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân được các tổ chức thường xuyên quan tâm nhất là các chủ trương, đường lối có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của hội viên. Các phương pháp chăm sóc sức khỏe, biện pháp phòng chống dịch bệnh. Các phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi của hội đã thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển, góp phần quan trọng vào cải thiện, nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.

Kính thưa ; Các đồng chí, cùng toàn thể nhân dân .

 Nhìn lại chặng đường 94 năm qua thực hiện xứ mệnh lịch sử của mình. Hội nông dân xã luôn là tổ chức chính trị của giai cấp nông dân trong xã. Hội luôn thực hiện trách nhiệm của mình là tâp hợp, tuyên truyền, vận động hội viên chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của nhà nước từ TW, đến địa phương. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc ở nông thôn, là lực lượng nòng cốt trong  phong trào phát triển kinh tế góp phần quan trọng, có ý nghĩa quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Có thể nói quá trình xây dựng và trưởng thành của hội nông dân xã nhà trong 94 năm qua là quá trình phấn đấu liên tục của nhiều thế hệ cán bộ, hội viên mang đầy tâm huyết với phong trào qua bao thăng trầm đi theo cùng năm tháng. Là kết quả của tất cả chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành đoàn thể trong xã là kết quả của sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi  khó khăn, thử thách để đi lên của cán bộ, hội viên nông dân trong xã. Kỷ niệm ngày truyền thống 14/10 của hội nông dân Việt nam hôm nay là dịp chúng ta nhìn lại chặng đường vinh quang mà hội đã đi qua. Nhắc nhở mỗi chúng ta ôn lại trang sử vẻ vang của giai cấp nông dân và hội nông dân, tiếp tục tiếp bước các thế hệ cha, anh đi trước, nêu cao tinh thần yêu nước, truyền thống Cách mạng, trách nhiệm của người công dân trong công cuộc xây dựng đất nước, tiếp tục thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới nâng cao, theo nghị quyết Đại hội đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiệm vụ trong thời gian này hội viên và nhân dân trong xã tập trung thu hoạch các trà lúa Mùa, sau thu hoạch mở rộng phát triển trồng cây vụ đông để tăng phần thu nhập...thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đồng thời hoàn thành tất cả các phần đóng góp cho nhà nước và tập thể. Tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ quỹ ngày vì người nghèo do UB mặt trận tổ quốc phát động…

Nhân dịp này, thay mặt hội nông dân xã nhà cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của hội nông dân huyện Kiến Xương, sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể từ xã đến thôn. Trong đó phải nói tới sự đóng góp tích cực, nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo là cán bộ hội qua các thời kì. các đồng chí ủy viên BCH Hội nông dân xã đã thể hiện đầy trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai  tốt các nhiệm vụ công tác hội ở cơ sở, mong rằng trong thời gian tới hội nông dân xã nhà sẽ nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa ..

Xin cảm ơn và ghi nhận những công lao, đóng góp của các đ/c cán bộ, hội viên trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của tổ chức hội .

Xin chân thành cảm ơn và gửi lời chào thân ái, Chúc giai cấp nông dân xã nhà tiếp tục giành được nhiều thắng lợi.

Xin chân thành cảm ơn./.

                                                                      T/M HỘI NÔNG DÂN XÃ

                                                                                           Chủ tịch.

                                       Lê Văn Lưỡng                                                     


Tổng lượt xem bài viết là: 30
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn đánh giá:




Tin tức khác